BÀI THUỐC CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một Nho gia và danh y của Việt Nam vào cuối thời Hậu Lê. Ông sinh ra ở xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Sinh ra trong giai đoạn khủng hoảng của triều đình Lê-Trịnh. Ông từng là tâm sự: “Ta vốn dòng Nho gia, gặp thời tao loạn… Đọc sách thuốc ngày đêm say đắm, ý vị ngon lành không khác gì canh thịt rượu lễ, lấy việc làm thuốc hầu như là của riêng mình trước trị trong nhà rồi ra cho đến mọi người làng nước…”
Thượng kinh ký sự được viết vào thế kỷ XVIII (1781-1782), là tập ký sự nổi tiếng không chỉ bởi giá trị về mặt y học, mà còn có gía trị văn học nghệ thuật và là nguồn sử liệu vô giá.
Trước tình hình bệnh “Thế tử bấy giờ đã gầy gò lắm. Bụng to, da bóng, gân xanh, rốn lồi hơn một tấc, hơi thở thoi thóp, mạch trầm, tế, vô thần!”, Hải Thượng Lãn Ông nghĩ đến “tứ chứng nan y” mà người xưa nói, là nói chứng này đây, rồi lại tiếp tục chuẩn đoán lâm sàng và đưa ra bài thuốc đã từng dâng lên hồi mới vào kinh nhưng chưa được đem dùng, nay xét thấy tình hình trầm trọng mà theo đơn tăng lượng thuốc lên, đồng thời thêm một ít trầm hương. Bài thuốc như sau:
Bạch truật (4 lạng, tẩm sao), thục địa (1 lạng, nướng), can khương (6 đồng, sao đen), ngũ vị (4 đồng), trầm hương (2 đồng). Nấu thành cao, điều với nước bắc sâm sắc đặc mà uống.
Bài thuốc đã giúp thế tử có thể ngồi dậy, ăn nói vúi vẻ hơn, bụng mềm và đã biết đói. Tuy nhiên, do trước đây, việc lạm dụng các bài thuốc sai y lý đã khiến cho vị khí bại. Bài thuốc cuối của Lãn Ông nếu như được dùng ngày từ lúc đầu tiến cung, có lẽ thế tử đã sớm khỏi bệnh.
Mới thấy, trầm hương trong trường hợp khẩn cấp có thể phát huy công năng tuyệt vời. Hiện nay, trầm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, vì vậy, nguyên liệu được dùng chủ yếu từ các loại trầm nhân tạo.
Trầm hương không chỉ là dược liệu phòng và chữa được nhiều bệnh từ đơn giản đến nan y trên cơ thể , mà còn là liệu pháp chữa lành tâm hồn hiệu quả với bất kỳ ai đặt được tâm mình theo làn khói hương đến cõi tịnh an.
——————————————————————–
Tham khảo
Hải Thượng Lãn Ông, Thượng kinh ký sự, Phan Ngọc dịch, NXB Hà Nội, 2020