(Daoh Ampem Po Inâ Nâgar)
“Từ khi có đất, có người, có yang Po Inâ Nâgar, từ khi có đất, có ta, có cây trầm hương, có Po Inâ Nâgar, từ khi có đất, có anh, có cây lúa, có thần Po Inâ Nâgar. Từ khi có đất, có chàng, có làng xóm, có thần Po Inâ Nâgar. Hương trầm trong rừng già, Ngài hóa thân vào cây trầm hương, mình thần lưu dấu trong cây trầm hương. Thần dân nhắc nhớ Yang Inâ Nâgar. Ngài bay theo mùi hương trầm, bay qua gốc cây đa, lá cây rơi xuống đụng phải Po Inâ Nâgar. Chàng đi ta kêu trở lại, hãy cùng nhau lôi thân Ngài ra khỏi gốc cây đa, chàng đi ta kêu chàng lại, kéo Ngài ra khỏi thân cây đa. Vào Aia Trang tìm em, tìm xem người tốt, vào Aia Trang tìm cây lúa, Ngài tìm người tốt.
Trầu têm xong rồi, mang lại rất ngon, trầu têm xong phơi, người con gái Aia Ru têm trầu xong phơi, người thiếu nữ Aia Trang têm trầu rồi dùng. Trầu này đã têm xong, dùng nước tưới lên cho tươi mãi không úa, trầu đã têm này hơ cho nóng, mang đến dâng cho chàng, nhưng chàng làm ngơ. Trầu têm trên đầu các ngón tay, têm trầu này bằng ngón tay út, cầm trầu nếm thấy mùi hương tay.
Đường đi bằng phẳng, tay cầm gậy, đeo lục lạc đi đường, đến vùng nước xoáy, nấu cơm cho chàng ăn, cơm chín cho chàng ăn rồi đi tiếp khi gà gáy sớm. Băng qua cánh rừng núi đen, mài rựa để đốn gỗ rừng, cây mới mài xong, dao cán còn ướt cho nàng cầm lấy, lấy kim khâu may túi vải cho nàng, xót thương nàng vất vả, tần tảo, nàng làm nũng nịu ta lại càng xót thương.
Em chạy đến Mârau, đi tìm cây gỗ quý, chỉ có một cây gỗ, cây gỗ cong cong, đi vào rừng già thấy cây gỗ lớn để đem vê cho con, đến Hamu Cang, bứng cây gỗ lớn, nước mắt rưng rưng. Đến Hamu Khoi, chặt cây gỗ lớn, nước mắt lưng tròng. Bỏ mặc cho thần linh, nàng không đốn gỗ nữa, cô gái trong trắng như ngp sao trót dại, cô gái đẹo nhưng lòng hơi dại dột … Em đi về Hamu Ram, đi tìm đất tốt Po Inâ Nâgar, em đi đến Hamu Ram, đi đón rước kiệu xe Po Inâ Nâgar. Khi xưa chết hóa dưới thân cậy bụi, khi xưa chết hóa ma, nằm dưới thân cây bụi, Đừng đắp đập quá cao không thấy người không thấy ai theo, ai đắp mương quá cao, đi dạo trên bờ mương chơi xong về nhà ăn cơm. Ngài đi lên trời còn ai dùng cơm, bưng mâm cổ bồng dân lên Ngài ở trên ai hưởng? Tháp đền to lớn, nằm ven bờ sông, là nơi thờ tự Po Inâ Nâgar, đền tháp nguy nga là nơi thờ tự Po Inâ Nâgar! Quê Ngài ở xứ Phan Rang, tận xứ Phan Rang, Ngài theo chồng đến cứ Bimi. Đến xứ Bimi., mang theo thúng hái trái cậy, trái rừng đầy cành, cởi áo tơ bọc trái rừng, trái trĩu cành, cởi áo vải bọc trái rừng. Ai đi đến xứ Ma Lâm, nhắn lới với Po Apakal, ai đến xứ Ma Lâm nhắn với Hoàng hậu Apakal, nước 1 ly, để đường đi theo người tình, nước 1 chén, quyết đi theo người tình. Nấu cơm mang theo cùng, đến gốc cây sung leo lên hái sống, nấu cơm gói mang theo dọc đường đến thấy cây rừng trèo lên ăn sống, nấu cơm thật nhiều, để mời người yêu dùng cơm. Thỉnh mời Ngài về ngự nơi đây, hưởng lễ vật dâng cúng, phù hộ độ trì cho chúng con”
Bài hát lễ, hát về tiểu sử Po Inâ Nâgar, vị thần hóa thân từ cây trầm hương linh thiêng của Champa, người có công khai thiên lập địa, dạy người dân Champa trồng trọt, chăn nuôi….Bài hát do chức sắc Kadhar hát trong các nghi lễ cộng đồng và dòng tộc của người Cham.
(Nguồn: Dự án của Trung tâm Văn hóa Cham kết hợp với Hội đồng Anh)